banner detail
Blog
QUY TẮC 4C: CÔNG THỨC TÌM VIỆC THÀNH CÔNG - BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

QUY TẮC 4C: CÔNG THỨC TÌM VIỆC THÀNH CÔNG - BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

Tìm việc cũng cần có công thức? Nghe thì có vẻ “toán học” nhưng trên thực tế, để có được những cơ hội việc làm phù hợp, bạn cũng cần có những kế hoạch tìm việc dành riêng cho bản thân. Một trong số đó phải kể đến là Quy tắc 4C - công thức giúp cho hàng loạt ứng viên thành công trên chặng đường ứng tuyển. Để hiểu rõ hơn về “chiến lược vàng” này, hãy cùng Fjob khám phá qua bài viết dưới đây.

thứ sáu 13-05-2022
Mục lục
QUY TẮC 4C: CÔNG THỨC TÌM VIỆC THÀNH CÔNG - BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trung bình hàng năm hơn 100,000 người có trình độ đại học không kiếm được việc làm. Và không ít trong số đó xuất phát từ nguyên nhân không biết cách hoặc không có phương pháp tìm việc làm phù hợp cho bản thân. Và Công thức 5C sẽ giúp bạn giải quyết bài toán khó nhằn về tìm kiếm việc làm đó.

1.1 C1 -  Cơ hội tìm việc

Cơ hội chính là yếu tố đầu tiên trong công thức này mà người tìm việc cần quan tâm đến.  Nhiều người quan niệm, tìm việc không khó nhưng lý do khiến nhiều ứng viên mãi chưa tìm được việc chính bởi người tìm việc chưa biết nắm bắt cơ hội việc làm phù hợp cho bản thân hay đơn giản chỉ biết chờ đợi cơ hội “ập” đến mà không bắt tìm kiếm chúng.

C1 - Cơ hội tìm việc

C1 - Cơ hội tìm việc cho bản thân

Bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm cho bản thân bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng mối quan hệ của bản thân thông qua lời giới thiệu của bạn bè, họ hàng hay những thành viên trong câu lạc bộ bạn tham gia ở trường. Hoặc bạn có thể tận dụng Internet như: Mạng xã hội, các trang web tìm việc làm hay các hội nhóm trên facebook,... Chắc chắn, dù ít hay nhiều, bạn cũng sẽ có cho mình những cơ hội công việc phù hợp nhất. Để nắm bắt những cách thức tạo cơ hội đó, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây.

1.1 C2 - Chuẩn bị cho quá trình tìm việc

Sau khi đã nắm bắt được cơ hội, bạn cần bước tới khâu “Chuẩn bị” - đây là khâu quyết định bạn có vận dụng được cơ hội hay không. Nếu coi xin việc là một cuộc thi thì bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ, chu đáo về mọi mặt từ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp, yêu cầu công việc cũng như mô tả công việc, bạn cần tìm hiểu xem người phỏng vấn mình, phỏng vấn mấy vòng. 

Chuẩn bị đầy đủ cho khâu tìm việc

C2 - Chuẩn bị đầy đủ cho khâu tìm việc

Bạn cần thể hiện những điều đó trong hồ sơ tìm việc của bản thân. Đặc biệt, bạn cần tìm hiểu sâu và chuẩn bị các kiến thức trong ngành, hiểu biết về công ty/doanh nghiệp cùng ngành và đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là bạn cần phải chuẩn bị (tập luyện) một đoạn giới thiệu về bản thân bạn, từ đó giúp bạn tạo ấn tượng ngay từ đầu với nhà tuyển dụng.

1.3 Chinh phục vòng phỏng vấn

Cơ hội và sự chuẩn bị đã đầy đủ - cũng là lúc bạn bước vào “chiến trường phỏng vấn” - nơi để thể bản lĩnh chinh phục nhà tuyển dụng.  Một trong những điều quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy ở bất cứ ứng viên nào là sự tự tin. Thái độ đó sẽ thể hiện trong khi bạn giao tiếp qua ánh mắt, lời nói đến ngữ điệu, tác phong của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin của bạn bằng cách luôn nhìn thẳng và trình bày vấn đề một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Không nên vì mình không biết, không có kinh nghiệm mà tỏ ra sợ hãi hay tự ti. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng trơn tru, dễ dàng hơn.

Chinh phục vòng phỏng vấn

C3 - Chinh phục vòng phỏng vấn trong tìm việc

Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Chính vì vậy, bạn nên ăn mặc gọn gàng, trang nhã sao cho toát lên vẻ lịch sự và phù hợp với công việc. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí đòi hỏi sự hỏi sự năng động, sáng tạo thì bạn nên chọn trang phục thể hiện cá tính, khiếu thẩm mĩ của bản thân.

1.4 C4 - Chăm sóc sau “chinh phục”

Vậy là bạn đã hoàn thành quá trình “chinh phục”. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bỏ qua những công tác hậu cần phía sau. Bạn có thể viết thư cảm ơn lưu lại ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng, nhờ thế, nhà tuyển dụng có thể để tâm hơn đến hồ sơ tuyển dụng của bạn cũng như tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí ứng tuyển hơn.

Chăm sóc sau quá trình tìm việc

C4 - Chăm sóc sau quá trình tìm việc

Bạn cần phải có nhiều mối quan hệ hơn với các đồng nghiệp trong ngành thống qua tham gia các hoạt động cộng đồng, giao lưu về chuyên môn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo từ đó bạn có những cơ hội cho mình. Bạn cần tỏ thái độ tôn trọng, kính lễ với nhà tuyển dụng từ đó tạo ra các ấn tượng tốt với họ. Bạn cũng cần chăm sóc chính mình bằng những bài học kinh nghiệm, những kiến thức mới, kiến thức cập nhật. Hay bạn cần làm việc hiệu quả, với thái độ tốt để có được thương hiệu cá nhân của mình từ đó mà các nhà tuyển dụng tự tìm kiếm đến bạn. 

2. Kết

Công thức tìm việc 4C sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tìm kiếm việc làm, xác định những mối liên hệ mới, khiến hồ sơ của bạn được chú ý, đảm bảo nhiều nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn, nhận cuộc gọi phỏng vấn và cuối cùng là nhận được lời mời làm việc. Chỉ cần bạn tuân thủ các chiến lược và kế hoạch trong công việc của mình, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết
##tìm việc #ứng viên
Xem nhiều nhất
Bài viết liên quan