banner detail
Blog
Muốn tìm việc làm mới nhưng sếp níu kéo: Phải làm sao?

Muốn tìm việc làm mới nhưng sếp níu kéo: Phải làm sao?

Đưa ra thông báo nghỉ việc để tìm việc làm mới không bao giờ là một tình huống thoải mái, nhưng nó có thể khó khăn hơn khi sếp của bạn không muốn chấp nhận đơn từ chức và tìm cách níu kéo. Vậy phải làm sao trong trường hợp này? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn những điều nên làm và không nên làm trước quyết định tìm việc làm mới của bản thân.

thứ ba 14-06-2022
Mục lục
Muốn tìm việc làm mới nhưng sếp níu kéo: Phải làm sao?

 

1. Những điều nên làm khi sếp níu kéo trước quyết định tìm việc làm mới

Hãy rất cẩn thận về việc đồng ý ở lại sau khi bạn đã nghỉ việc.”Boss” của bạn có thể cố gắng thuyết phục bạn ở lại bằng những lời đề nghị về mức lương cao hơn, thăng chức, thêm ngày nghỉ phép, lịch trình linh hoạt, văn phòng ở góc đẹp mắt, v.v.

1.1 Lắng nghe lời sếp trước quyết định tìm việc làm mới

Dù khó đến mức nào, hãy cho người lãnh đạo của bạn cơ hội giải thích lý do họ muốn nhân viên của mình ở lại. Điều này không chỉ giúp thiết lập kế hoạch cho một cuộc thảo luận tôn trọng và hợp lý, mà bạn còn có thể nghe về lý do tại sao bạn được coi là có giá trị như vậy. Đây cũng có thể là thông tin hữu ích để bạn đưa vào một cuộc phỏng vấn việc làm trong tương lai. Tuy nhiên, nếu sếp tiếp tục không ngừng, đừng ngại nhắc lại rằng quyết định tìm việc làm mới của bạn là quyết định cuối cùng.

Lắng nghe lời sếp trước quyết định tìm việc làm mới

Lắng nghe lời sếp trước quyết định tìm việc làm mới

Ngoài ra, nếu bạn không từ chức vì một lời mời làm việc tốt hơn, cuộc trò chuyện này với sếp cũng có thể giúp bạn quyết định xem có nên ở lại và cố gắng tiếp tục hoàn thành công việc hay không.

1.2 Nhắc nhở bản thân lý do bạn muốn rời đi

Bạn có thể nghe lời khuyên nhủ của sếp, nhưng hãy luôn lắng nghe tâm trí của bạn. Nếu trí não mách bảo bạn cần giữ vững quyết định tìm việc làm mới của bản thân - hãy lưu tâm đến trực giác. Mức lương cao và các đặc quyền đặc biệt nghe thì rất thuyết phục, nhưng chúng không phải là toàn bộ chìa khóa giải quyết vấn đề của bạn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn ghi lại danh sách những ưu và nhược điểm của việc ở lại hoặc rời đi và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đưa ra phương án hợp lý nhất.

1.3 Đề nghị giúp đỡ công ty hậu nghỉ việc

Phần lớn các vị lãnh đạo đều không mong muốn nhân viên của mình rời đi tìm việc làm mới vì quá trình bổ sung và đào tạo nhân sự thực sự khó khăn và tốn nhiều thời gian. Hãy cho sếp của bạn biết rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ phần nào trong việc tìm kiếm người thay thế và luôn hỗ trợ đào tạo người mới hoặc sẵn sàng trả lời các câu hỏi sau khi rời đi. Chỉ cần đảm bảo rằng, việc này tuân theo các điều khoản của bạn và bạn chỉ cam kết với những gì bạn có thể thực hiện theo một cách thực tế.

Đề nghị giúp đỡ công ty ngay cả khi đã tìm được việc làm mới

Đề nghị giúp đỡ công ty ngay cả khi đã tìm được việc làm mới

2. Không nên làm gì khi sếp níu kéo trước quyết định tìm việc làm mới?

Những “báo động đỏ” của công ty khiến bạn quyết định tìm việc làm mới. Bạn không nên cảm thấy tội lỗi về vấn đề đó trước sự níu kéo của sếp. Ngoài ra, có một số điều bạn không nên làm trước lời thuyết phục của người từng dẫn dắt bạn.

2.1 Đừng để mất mát hay lo lắng trước quyết định tìm việc làm mới

Sẽ rất khó chịu nếu sếp của bạn không lắng nghe bạn hoặc liên tục và không ngừng cầu xin bạn ở lại. Để đảm bảo rằng tình hình không nằm ngoài tầm kiểm soát, hãy luôn để bản thân chủ động, bạn hoàn toàn có quyền rời đi và chuẩn bị CV để tìm việc làm mới theo ý muốn.

Đừng để mất mát hay lo lắng trước quyết định tìm việc làm mới

Luôn bình tĩnh, chủ động trước những lời nài nỉ của sếp

Cũng đừng lo lắng mà hãy giữ bình tĩnh nếu sếp bạn vẫn tiếp tục nài nỉ bằng câu nói chốt hạ: “Em đánh giá cao và hiểu những lo lắng của Anh/Chị về sự rời đi tìm việc làm mới của em, nhưng quyết định của em là cuối cùng, và ngày cuối cùng của em sẽ là [ngày]. Vui lòng cho em biết em có thể làm gì từ bây giờ đến lúc đó để giúp quá trình nghỉ việc này dễ dàng hơn.”

2.2 Đừng cảm thấy cần phải giải thích quá mức về quyết định rời đi tìm việc làm mới

Bạn không nợ sếp một lời giải thích chi tiết về lý do tại sao nghỉ việc. Nếu bạn đã xác định rời đi (và không quan tâm đến việc có người phản đối), bạn nên tránh tiết lộ quá nhiều chi tiết cụ thể về lý do rời khỏi công ty. Quá ít thông tin sẽ tốt hơn là quá nhiều, và có một số điều bạn không nên nói khi nghỉ việc .

Đừng cảm thấy cần phải giải thích quá mức về quyết định rời đi tìm việc làm mới

Đừng cảm thấy cần phải giải thích quá mức

Nếu người lãnh đạo của bạn thực sự cam kết làm bất cứ điều gì họ có thể làm để giúp bạn ở lại, một lời giải thích như "Tôi đang tìm kiếm một mức lương cao hơn" hoặc "Tôi muốn có một lịch trình linh hoạt hơn" sẽ giúp họ dễ dàng dò xét bạn với những lời phản đối hoặc hứa hẹn về những gì sẽ thay đổi nếu bạn quyết định ở lại.

3. Kết

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự tin rằng, việc chấp thuận lời đề nghị ở lại của bạn sau khi nộp đơn xin nghỉ để tìm việc làm mới thường không phải là chiến lược nghề nghiệp tốt nhất. Trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng, hãy lắng nghe ý kiến ​​của sếp và cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc ở lại hay rời đi tìm kiếm công việc mới. Điều quan trọng nhất là hãy nhớ rằng bạn cần phải đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và cho những bước đi tiếp theo của sự nghiệp.

Chia sẻ bài viết
##tìm việc
Xem nhiều nhất
Bài viết liên quan